Phòng bệnh tiêu chảy cho bé giao mùa thu đông

Không giống như mùa hạ, tiết trời cuối thu đầu đông đã mát mẻ hơn, song đây cũng là thời điểm mà bé dễ bị tiêu chảy nhất. Để bé yêu được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ hãy bổ sung thêm một số kiến thức về cách phòng bệnh tiêu chảy cho vào mùa thu này nhé.

Tiêu chảy mùa thu là bệnh tổng hợp của đường tiêu hóa, phần lớn xảy ra trong khoảng từ tháng 8 – 12, trong khoảng tháng 10 – 11 là cao trào của bệnh. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy mùa thu là phát bệnh đột ngột, phần lớn trẻ mắc bệnh thường là sốt (nhiệt độ cơ thể lên tới 380C ~ 400C), phần lớn kèm theo bệnh cảm nhiễm đường hô hấp (như sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, ho, dát họng). Bệnh nặng biểu hiện đại tiện dạng nước hoặc buồn nôn.

Tiêu chảy là do đường ruột của các bé phát triển chưa thành thục, hoạt tính enzime còn yếu, nhưng nhu cầu dinh dưỡng lại khá cao, đồng thời phải gánh trọng trách của đường ruột. Hệ thần kinh, hệ thống nội tiết, hệ tuần hòa và chức năng của gan, thận ở thời kỳ sơ sinh vẫn chưa thành thục, cơ năng điều tiết còn kém, khả năng miễn dịch cũng chưa thành thục, vì vậy mà trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm nhiễm đường tiêu hóa mang tính virus, từ đó sinh bệnh viêm ruột (cũng chính là bệnh tiêu chảy vào thời điểm giao mùa thu đông).

be2 Phòng bệnh tiêu chảy cho bé giao mùa thu đông

Sau đây là một số phương pháp giúp các mẹ phòng bệnh cho bé yêu nhé:

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: Không nên ăn sống, ăn đồ lạnh, nên ăn thức ăn chín, uống nước sôi, rửa sạch chân tay, đặc biệt là phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ra ngoài nhất định phải chú ý tới vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Khử trùng bát đũa: Dụng cụ dùng trong ăn uống (thớt, kéo, máy nghiền, các đồ đựng) vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng, trước khi dùng nên khử trùng.

Bảo quản thức ăn: Thức ăn đặt trong tủ lạnh nên để trong hộp sạch sẽ. Phải nấu kỹ trước khi ăn.

Giữ bầu không khí trong lành

Do vì thời tiết bắt đầu se lạnh, nếu sợ lạnh mà đóng chặt cửa sổ, khiến cho không khí trong nhà không lưu thông có thể giảm thiểu cơ hội cảm nhiễm của khuẩn bệnh.

Không nên tới bệnh viện tập trung nhiều bệnh nhân, hạn chế tới những nơi công cộng, giảm thiểu tiếp xúc cơ hội tiếp xúc với người bị bệnh tiêu chảy. Chú ý rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất; đảm bảo ngủ đủ giấc và giàu dinh dưỡng, có tác dụng phòng bệnh truyền nhiễm đường ruột. chú ý giữ ấm, mặc quần áo cho bé sao cho phù hợp theo sự biến đổi của thời tiết.

Khi bé bị bệnh tiêu chảy sẽ khiến cho thể chất giảm xuống, có thể dẫn tới thiếu nguyên tố vi lượng, khả năng miễn dịch giảm. Tiêu chảy là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nếu làm tốt công tác phòng bệnh cho bé có thể tránh được bệnh.

Theo suckhoevadoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *