Giai đoạn “đèn đỏ” không chỉ là đau trướng bụng, cảm giác mệt mỏi… mà nó còn tác động đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Vì thế, nếu không kiêng một số việc trong thời kỳ “nguyệt san”, vẫn hoạt động như bình thường sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1. Đấm lưng
Khi đau lưng, mỏi chân chúng ta thường hay đấm bóp cơ bắp để giảm bớt nhức mỏi nhưng khi “đèn đỏ” mà làm vậy lại không tốt chút nào. Các chuyên gia khoa sản chỉ ra rằng: đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu gây ra. Nếu như đấm lưng lúc này sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng thêm cảm giác đau.
Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung đang trong quá trình hồi phục sau khi một số lớp nội mạc bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ “đèn đỏ”.
2. Khám sức khoẻ
Thời kỳ “đèn đỏ” chỉ thích hợp với xét nghiệm nước tiểu và khám phụ khoa, không nên kiểm tra máu và điện tâm đồ vì lúc này khó có được số liệu chính xác do ảnh hưởng của hormone.
3. Nhổ răng
Trước khi nhổ răng rất nhiều bác sỹ nha khoa sẽ hỏi: Có phải bạn đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không? Bởi nếu nhổ răng trong giai đoạn này sẽ gây chảy máu nhiều, đồng thời vị tanh của máu sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn uống.
Nguyên nhân là do khi “đèn đỏ”, nội mặc tử cung “giải phóng” rất nhiều chất kích hoạt, an-bu-min có tác dụng đông máu bị hòa tan, đồng thời số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống khiến khả năng đông kết máu giảm.
4. Dùng sữa tắm vệ sinh “vùng kín”
Trong thời gian “đèn đỏ”, “chỗ ấy” thường có mùi “khác lạ” nên bạn thường xuyên tắm rửa cho nó. Nhưng nếu dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa vùng kín chẳng những không sạch mà còn khiến “chỗ đó” bị ngứa ngáy. Bởi khu vực này bình thường có tính axit cao, có tác dụng khống chế vi khuẩn sinh sôi nhưng khi “đèn đỏ”, lại nghiêng về môi trường mang tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra lây nhiễm.
Nếu sử dụng loại nước rửa thông thường hay thường xuyên dùng nước nóng rửa “chố ấy” sẽ làm cho tính kiềm tăng lên. Vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước lạnh rửa chỗ ấy khi “đèn đỏ”.
5. Uống rượu
Cũng là do ảnh hưởng của hormone trong cơ thể mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi nên người bị đèn đỏ dễ bị say. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới gan do “gánh nặng” phải mang khi cơ thể không hỗ trợ. Vì vậy trong thời gian này uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường, tăng thêm các nguy cơ bệnh tật cho gan.
6. Hò hát
Nếu hát hò, cao giọng liên tục trong thời kỳ đèn đỏ, bạn có thể bị mất giọng, giọng trở nên khàn đục, thậm chí là gây thương tổn vĩnh viễn cho dây thanh. Nguyên nhân là do huyết mạch được tăng cường trong khi thành mạch ở khu vực này không được củng cố. Các chuyên gia Hồng Kông khuyến cáo: phụ nữ trước khi 2 ngày có “đèn đỏ” nên chú ý không nên “cao giọng” hát karaoke trong thời gian quá lâu.
7. Làm “chuyện ấy”
Do nội mạc tử cung bong ra, bề mặt giống như là “đang bị thương” nên nếu “yêu” vào kỳ “nguyệt san” dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm nhiễm trong tử cung.
8. Ăn quá mặn
Thức ăn quá mặn sẽ làm cho muối và nước trong cơ thể tích trữ nhiều khiến người đang “bị” đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn.
9. Uống trà đặc, cà phê
Trong những loại đồ uống này hàm lượng cafein rất cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mjach, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và kinh nguyệt quá nhiều.
10. Ăn uống đồ lạnh
Ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.
11. Món rán
Thực phẩm rán là cũng là một “kiêng kỵ” của chị em khi “đèn đỏ” vì sẽ tăng gánh nặng cho da (chất dầu tăng tiết trong thời kỳ “đỏ đèn” khiến da dễ mụn, lở loét, viêm chân lông và cả mắt quầng thâm. Ngoài ra, khi “đèn đỏ” chất béo và nước trao đổi chậm, lúc này ăn thực phẩm rán vào dễ gây ra tích mỡ trong cơ thể.
12. Mặc quần bó
Quần bó sát sẽ chẹn các mao mạch ở quanh khu vực này, dẫn tới tình trạng sưng nề “vùng kín”.
13. Tập nặng
Trong thời kỳ “đèn đỏ” những hoạt động mạnh như: nhảy dây, nhảy cao, nhảy xa, chạy, bóng đá, cử tạ …sẽ làm tình trạng “khó ở” trong giai đoạn này thêm trầm trọng. Nếu bị đau bụng kinh hay viêm nhiễm “vùng kín” thì nên tạm ngừng luyện tập thể thao.
Ngược lại nên tập nhẹ nhàng như bóng bàn, đi bộ, thái cực quyền (dưỡng đạo sinh)… sẽ giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm nhẹ đau bụng kinh và trướng bụng; đồng thời giúp tinh thần vui vẻ, giảm cảm giác không thoải mái như mệt mỏi, chán nản hay nóng giận khi “đèn đỏ”.
14. Tắm bồn
Do miệng tử cung hơi mở, kinh nguyệt lưu lại trong âm đạo nên tuyệt đối không tắm bồn, chỉ nên tắm đứng để tránh viêm nhiễm. Nên ăn tiết lợn Khi “đèn đỏ”, cơ thể mất nhiều máu nên thiếu chất sắt. Vì thế nên ăn những thực phẩm có hàm lượng chất sắt phong phú như rong biển, mộc nhĩ, tiết động vật, đặc biệt là tiết lợn.
Tiết lợn có tác dụng bổ máu lại rất dễ được cơ thể hấp thụ. Sau khi vào cơ thể, tỉ lệ hấp thụ chất sắt từ tiết lợn đạt đến 22%, hàm lượng chất béo trong tiết lợn lại rất thấp, 100g tiết lợn chỉ có 0,4g chất béo, rất phù hợp với chị em đang muốn giảm béo. Ngoài ra, chất protein trong tiết lợn cũng rất dễ tiêu hoá.
Tiết lợn mặc dù có tác dụng bổ máu rất tốt nhưng cũng không nên ăn nhiều, khi “đèn đỏ” mỗi ngày chỉ ăn 150 – 200. Ăn quá nhiều tiết lợn thì bụng có cảm giác bị “chùng”, vì vậy những người bị bệnh sa dạ dày nên ít ăn. Khi bị kiết lỵ, đi ngoài thì cũng nên tạm thời ngừng ăn tiết lợn.
Theo suckhoe4u