Quả dướng đông y gọi Chử thực tử có vị ngọt, lạnh, không độc vào 2 kinh tỳ và tâm, bổ thận, thanh can, minh mục lợi tiểu.
Cây dướng to, cao từ 10-16 mét. Vỏ thân nhẵn mầu tro. Lá đơn, mép có răng cưa, đầu lá nhọn, mặt dưới có lông dính, cụm hoa đực dạng bông dài mọc ở ngọn cành. Cụm hoa cái, hình đầu, nhiều hoa, phủ đầy lông, quả mọng chín đỏ rất mềm: quả to hơn 3cm đường kính. Mùa hoa vào các tháng 5-6, mùa quả vào các tháng 8-11.
Trong quả dướng có 5% Lignin, calci carbonat, axit xetoric, các men lipaza, proteaza và zimaza và 0,5 % saponin.
Cây dướng mọc hoang nhiều nhất ở miền Bắc nước ta. Còn thấy cây mọc ở Lào, Ấn Độ, Inđônêxya, Hồng Kông, Nhật Bản. Toàn bộ cây dướng được dùng chữa bệnh như sau:
Lá có vị ngọt, tính hàn, trị tả, cầm máu, làm thuốc nhuận tràng cho trẻ con, nấu để xông khi cảm.
Vỏ rễ có vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu sưng, chữa lỵ, cầm máu
Nhựa sát trùng. Đắp lên các vết rắn cắn, chó cắn, ong đốt.
Quả dướng đông y gọi Chử thực tử có vị ngọt, lạnh, không độc vào 2 kinh tỳ và tâm, bổ thận, thanh can, minh mục lợi tiểu.
Tháng 8-11 tìm hái quả về, ngâm nước 3 ngày, khuấy lên, vớt bỏ quả nổi, rồi phơi khô, ngâm với rượu một lúc rồi nấu từ giờ tỵ đến giờ hợi (từ 9 giờ – 21 giờ), phơi khô, để dùng dần. Ở Hồng Kông xưa, đời Tống đến đời Nguyên, đời Minh (1127 – 1644) có viết về quả dướng như sau: quả dướng vị ngọt, khí lạnh không độc, khí mỏng, vị hậu. Khi đi xuống vào kinh Túc thái âm Tỳ bồi bổ da thịt, ích khí lực, chữa phù thũng. Tỳ là tạng thổ, chủ cơ nhục, thổ hư thì thuỷ thấp tràn dâng. Vị ngọt của quả duớng vào tỳ, thổ hoá, làm bền chặt tỳ thổ thì làm tiêu được phù thũng, khi được bổ ích, cơ nhục được đầy đủ. Uống quả dướng chữa dương vật không cương cứng lên được do tinh khí kiệt. Khi tỳ mạnh thì sinh tinh mà rót đến thận làm dương vật mạnh lên. Bổ tỳ ích khí thì 5 tạng đều mạnh. Uống lâu mắt sáng, mạnh gân cốt, không già, nhẹ mình.
Bài thuốc:
- Cảm ho, lưng gối mỏi, nóng xương cốt, đầu choáng, mắt mờ. sưng mộng răng: dùng quả dướng 9-15g sắc uống.
- Trị phù thũng, mỏi cơ: vỏ rễ 9-15g sắc uống.
- Trị thuỷ khí, trùng gây chướng đau: dùng quả dướng 1000g, nước vừa đủ khoảng 3 lít nấu thành cao hoà với phục linh 120g và đinh hương 60g tán bột quết nhuyễn viên bằng hạt ngô. Uống trước khi ăn từ 10-15 viên, đến lúc tiểu tiện trong lợi là được.
- Viêm ruột, lỵ, thổ huyết, tử cung xuất huyết: lá dướng tươi 50-100g giã vắt nước uống.
- Con gái kinh nguyệt không đúng kỳ, kinh không dứt: dùng vỏ cây dướng sao cháy đên uống với rượu hoặc nước nguội có hoà rượu (không quen uống rượu) ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 8-10g.
- Trị chảy máu cam, chảy nhiều không dứt: giã lá dướng vắt lấy nước 2-3 lít uống hết trong ngày, sẽ dứt.
- Bị đâm, chém ra máu: lấy bột quả đương đắp vào.
- Trị gan nóng sinh vàng mắt, đau khó chịu: Quả dướng nghiền nhỏ, sau bữa ăn uống với nước đường 4g, ngày uống 2 lần
- Trị hầu tắc, hầu phong: vào ngày 5 tháng 5, hoặc 6 tháng 6 hoặc 7 tháng 7 âm lịch, hái quả dướng về phơi trong râm, mỗi lần dùng 1 quả nghiền nhỏ uống với nước giếng, ngày uống 2 lần.
10. Trị mắt mờ, khó nhìn: quả dướng 500g, hoa kinh giới 500g, nghiền nhỏ trộn với mật làm viên như đầu ngón tay chỏ. Mỗi lần nhai uống 1 viên với nước sắc lá bạc hà, ngày 3 lần.
11. Trị mình, mặt mọc nhọt cứng như đá, mụn, trứng cá da dày: dùng quả dướng giã đắp vào.
12. Trị phong độc đau như dùi đâm, mình ngứa: dùng lá dướng đun nước tắm rửa và dùng cành lá giã vắt nước uống.
13. Trị tứ chi đau các khớp do phong (thấp khớp): lấy lá dướng non ăn thường xuyên như ăn rau.
14. Chữa người già yếu, suy nhược, tiểu nhiều, chân phù: Quả dướng 12g. phục linh 10g, đỗ trọng 10g, câu kỷ tử 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g, bạch truật 10g. Nước 3 bát sắc còn 1 bát, uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.
Theo BTQ