Các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhưng thường xuất hiện vào lúc sắp đến bữa ăn và có một hay nhiều dấu hiệu chung sau: Mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào…
Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucoza) trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9-6,4 mmol/lít). Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người, có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ, thậm chí là rất nguy hiểm. Vậy khi bị hạ đường huyết, chúng ta cần làm gì?
Khi tế bào não không được cung cấp glucose, người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn suy nghĩ, mất định hướng, nhức đầu, lên cơn co giật, bất tỉnh, hôn mê, Có nhiều nguyên nhân gây nên hạ đường huyết, bao gồm:
1.Bỏ bữa dễ gây hạ đường huyết.
Chế độ dinh dưỡng: Hạ đường huyết do ăn không đúng bữa (ăn trễ giờ so với bữa ăn bình thường) hoặc bỏ bữa (đặc biệt là bữa ăn sáng); do ăn kiêng ở những người có thể trạng béo, dẫn đến tình trạng không đủ lượng cacbonhydrat (tinh bột) hoặc do uống nhiều rượu bia, đặc biệt lúc đang đói (vì rượu bia dễ mang đến cảm giác no ảo).
Do bệnh lý mạn tính như: tiểu đường, các bệnh về gan, thận, ung thư tuyến tụy…
2.Dấu hiệu của hạ đường huyết
Các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhưng thường xuất hiện vào lúc sắp đến bữa ăn và có một hay nhiều dấu hiệu chung sau: Mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp, tim đập nhanh; có khi buồn nôn và nôn.
3.Làm gì khi bị hạ đường huyết?
Với người bình thường bị hạ đường huyết: Khi có các triệu chứng của hạ đường huyết, ngay lập tức phải cho bệnh nhân ăn nhẹ cháo loãng, súp, các sản phẩm có đường có sẵn như: bánh , kẹo hoặc uống một cốc nước đường (200ml)…Sau khi ăn nên để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.
Với người mắc các bệnh mạn tính: như tiểu đường, gan, thận… thì người bệnh cần chuẩn bị sẵn đường, bánh, kẹo, khi thấy đói thì ăn ngay. Ở bệnh nhân đái tháo đường, khi được điều trị bằng insulin, phải tiêm thuốc vào trước bữa ăn 1-2 giờ. Nếu sau khi tiêm insulin, thấy người khó chịu, bủn rủn thì ăn một ít đường. Trường hợp nghi ngờ có khối u tụy cần làm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng; nếu có u thì tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, bệnh sẽ khỏi. Ngoài việc phòng ngừa và chuẩn bị trước cho các cơn hạ đường huyết, cần tuyết đối tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày.
Để phòng bệnh, mọi người không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Nên ăn nhiều chất xơ và tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức thường xuyên.
Theo suckhoe4u