Ăn uống cân bằng, khoa học và duy trì cuộc sống hoạt động không chỉ tốt cho tất cả mọi người mà còn rất có lợi cho nhóm người mắc bệnh viêm khớp. 6 dưỡng chất dưới đây là nhóm các hợp chất rất hữu ích cho người mắc bệnh viêm khớp, nhất là được bổ sung qua con đường ăn uống.
1. Axít béo Omega-3
Axít béo Omega-3 là hợp chất rất hữu ích cho cơ thể, nhất là cho các khớp gối, là nhóm mỡ đặc biệt mà cơ thể con người không sản xuất được. Cơ thể cần đến loại mỡ này để tập hợp tế bào, tạo ra các hợp chất dạng hormon có tên là Leukotrienes nhằm chặn đứng nguy cơ gây viêm nhiễm, thủ phạm tạo ra bệnh loãng xương. Theo rất nhiều nghiên cứu thì bổ xung axít béo Omega-3 có tác dụng rất tích cực cho những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nguồn hợp chất hữu ích này có nhiều trong cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá kiếm, thực phẩm dạng hạt, đậu đỗ, rau xanh, dạng lá, đầu thực vật… Không nên dùng quá liều, nhất là ở dạng thuốc bổ. Nên chuyển từ thói quen dùng dầu ngô sang dầu canola có chứa nhiều axít béo Omega-3, còn dầu ngô chứa nhiều axít béo Omega-6. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều cá hồi và cá ngừ đóng hộp, khoảng 400 gam là an toàn. Riêng nhóm bệnh gút, một dạng đặc biệt của bệnh khớp do dư thừa axít uric thì tránh ăn cá biển vì nó có chứa nhiều chất purines, thủ phạm làm tăng chỉ số axít uric.
2. Vitamin C
Vitamin C thường bị đánh giá quá thấp trong trường hợp mắc bệnh thấp khớp. Vitamin C không chỉ có tác dụng bảo vệ collagen, một hợp chất rất cần cho khớp mà còn giúp cơ thể khử độc, nhất là các gốc tự do, thủ phạm tàn phá các khớp gối. Do vậy, nếu thiếu Vitamin C và các dưỡng chất chống oxi hóa khử, bệnh tình sẽ nặng thêm.
Có nhiều trong loại hoa quả chua như cam, chanh, khế… Nên bảo quản trong tủ lạnh để bảo toàn dưỡng chất. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 60mg, riêng bệnh khớp có thể dùng liều cao nhưng không được quá 500mg vì lý do là dùng liều cao sẽ làm tăng hàm lượng salicylat trong máu và cản trở quá trình hấp thụ các loại dưỡng chất hữu ích khác.
3. Vitamin D
Có thể bổ xung Vitamin D bằng cách tắm nắng, do tia cực tím có thể chuyển hóa các loại dưỡng chất dư thừa có trong cơ thể thành dưỡng chất hữu ích, trong đó có Vitamin D. Theo nghiên cứu thì phần lớn những người mắc bênh thấp khớp là do thiếu hụt Vitamin D, ngoài ra Vitamin D còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương và bảo vệ sức khỏe cho các khớp gối, nhất là tăng cường collagen. Mỗi tuần nên tắm nắng 2-3 lần, mỗi lần từ 10-15 phút; có thể thực hành bằng cách đi bộ, chạy bộ, chơi bời ngoài trời. Ngoài tắm nắng, có thể bổ xung sữa, bơ, kẽm… Nguồn Vitamin D từ ăn uống và tắm nắng là không gây hại nhưng nên nhớ Vitamin D là loại hợp chất hòa tan mỡ, nếu dùng quá nhiều sẽ tích lại trong cơ thể, gây độc cho các mô, thận và tim,
4. Vitamin E
Giống như Vitamin C, Vitamin E là loại dưỡng chất chống oxi hóa rất tiềm ẩn cho các khớp gối, tuy nhiên tác dụng so với Vitamin D thì thấp hơn. Có thể bổ xung bằng cách ăn uống: tăng cường ăn đậu nành, sử dụng dầu canola và các loại dầu có hàm lượng Vitamin E cao, tăng cường sử dụng cá, dầu cá, bắp cải, các loại rau dạng mầm…, tận dụng nước thực phẩm chế biến vì nó có chứa hàm lượng Vitamin E cao.
5. Các loại Vitamin nhóm B
Trong số này có Vitamin B6, folat là những hợp chất rất tốt cho cơ thể con người. Nghiên cứu cho thấy có đến 90% phụ nữ mắc bệnh viêm khớp lẫn bệnh loãng xương. 90% canxi của cơ thể được tích trong xương và răng. Nếu thiếu canxi, dễ mắc bệnh loãng xương, dòn xương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Phụ nữ thuộc nhóm có rủi ro mắc bệnh cao vì vậy khi đã vào tuổi trên 50 thì nên bổ sung liều 1.200mg/ngày, gấp đôi liều tiêu chuẩn. Có thể bổ xung bằng ăn uống, tăng cường uống sữa, thực phẩm chế biến từ sữa, rau xanh, hoa quả, nhất là bắp cải xúp lơ, các loại rau dạng màu… ăn cả xương các loại cá, nhất là cá hồi, cá xac-đi.
Theo BTQ