20 khám phá ít biết về lông và tóc

Khi con người bị rụng lông, tóc, thì các tia cực tím mặt trời sẽ dễ dàng thâm nhập, gây tổn thương da. Phản ứng bằng cách sản xuất ra nhiều melamin hay còn gọi là sắc tố hấp thụ bức xạ mặt trời.

1. Lông và tóc tuy có tên gọi khác nhau, nhưng về cấu trúc, thành phần cơ bản giống nhau, được cấu tạo từ các khối protein gọi là keratin.

2. Tất cả động vật có vú đều có lông, tóc tại một số vị trí nhất định trên cơ thể, ngay cả cá voi sơ sinh cũng có lông tơ để làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.

3. Và cả côn trùng đôi khi cũng có lông. Ví dụ loài rệp nước Micronecta có các sợi lông bụng nhỏ xíu giúp quyến rũ bạn tình trong mùa giao phối. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy loài rệp nước này có kích thước bằng hạt gạo, nhưng nhờ có lông bụng đã giúp chúng phát ra những âm thanh cực lớn, bằng cách cọ sát dương vật với các rãnh dọc đầy lông trên bụng tạo ra bản hợp xướng âm thanh 100 decibel, lớn gấp 4 lần mức bình thường và đây chính là âm thanh để quyến rũ bạn tình.

4. Các sợi lông trên chân nhện hay dế kiêm luôn chức năng nghe giống như tai. Chúng có thể “nghe” những âm thanh có tần số cực thấp cho đến âm thanh cực đại như tiếng vo ve của ong hay tiếng kêu của còi xe.

5. Lông tóc trên cơ thể con người đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng. Ví dụ, phổi và các đường khí vào ra của mũi đều có các lông nhỏ gọi là mào tinh làm nhiệm vụ lọc tạp chất. Các chuyên gia của Đại học lowa (Mỹ) phát hiện thấy các mao tinh phổi có thể hưởng ứng rất nhanh và nhạy với vị cay đắng. Chẳng hạn như nicotin có trong thuốc lá cũng như những mùi vị cay nồng có trong không khí mỗi khi con người hít vào.

6. Nghiên cứu bệnh học cho thấy lông mũi tiếp tục hoạt hóa 21 giờ sau khi con người qua đời.

toc2 20 khám phá ít biết về lông và tóc

7. Trung bình mỗi người có hơn 100.000 sợi tóc mọc trên đầu, cộng với khoảng 4,9 triệu sợi lông khác phân bố trên mọi vị trí da của cơ thể.

8. Theo nghiên cứu của Bệnh viện John Radcliffeas (Đại học Reading, Vương quốc Anh) – con người tiền sử thường có số lượng lông và tóc nhiều hơn so với con người hiện đại và mức độ rụng lông tóc cũng cao hơn so với chúng ta ngày nay. Lý do, con người cổ đại thường bị nhiễm nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh do ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét và ve gây ra.

9. Khi con người bị rụng lông, tóc, thì các tia cực tím mặt trời sẽ dễ dàng thâm nhập, gây tổn thương da. Phản ứng bằng cách sản xuất ra nhiều melamin hay còn gọi là sắc tố hấp thụ bức xạ mặt trời.

10. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) và Max Planck (Đức) thực hiện năm 2007, một số dân tộc người Neanderthal lại có tóc đỏ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do gien tạo màu tóc gây ra. Gien này được tìm thấy trong các xác ướp của người Neanderthal có niên đại 43.000 đến 50.000 năm tuổi.

11. Theo nghiên cứu thì màu tóc như vàng, nâu, thậm chí có người tóc vàng như màu gừng là do gien. Riêng người Neanderthal có nhiều loại gien khác nhau nên tóc của họ cũng mang những màu tóc khác nhau.

12. Năm 2006, chuyên gia tâm lý học Jerome Kagan (ĐH Harvard, Mỹ) đã kết thúc nghiên cứu dài kỳ 101 mẫu tóc ở trẻ nhỏ và phát hiện thấy trẻ em tóc vàng thường e lệ, nhút nhát hơn nhóm trẻ có các màu tóc khác.

13. Đại học Yamaguchi của Nhật Bản phát hiện thấy tóc có khả năng nhận biết khi con người đang ngủ hay đang thức. Khả năng đặc biệt này của tóc là nhờ vào “gien đồng hồ” kiểm soát nhịp sinh học của cơ thể. Bộ phận cảm nhận nhanh nhất các hoạt động của tóc chính là nang lông.

14. Các nang tóc hay nhóm tế bào nhỏ có điểm xuất phát từ da dầu, thường thấy khi ta nhổ tóc. So sánh các nang tóc trong các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ có thể xác định thời điểm gien hoạt hóa mạnh nhất.

15. Tóc còn có khả năng cho biết nguồn gốc xuất xứ của con người. Bằng chứng, năm 2010 các chuyên gia hóa học Mỹ (Đại học Utah) đã phân tích, thử nghiệm nước đóng chai tại 33 thành phố và phát hiện thấy trong đồ uống này có chứa tín hiệu háo chất duy nhất mà những người sống ở đây đã uống và từ đây phát hiện ra bản quán mà những người này đã sinh ra hoặc từng sống.

16. Tóc là bằng chứng khá trung thực giúp con người tìm ra dấu vết của những hành vi tội phạm, như vụ cướp ở Denver (Mỹ). Chỉ cần một sợi tóc có thể kể tội hay minh oan cho những người bị tình nghi.

17. Có lẽ ở bẩn chưa phải là điều tồi tệ nhất bởi dầu nhờn của tóc có thể hấp thụ ozone gây ô nhiễm không khí cao gấp 7 lần so với tóc sạch. Đó là kết luận của các chuyên gia Đại học Bách Khoa Missouri Mỹ công bố mới đây.

18. Chất nhờn dầu tóc cũng có thể tương tác với các chất ô nhiễm không khí để tạo ra chất gây kích ứng đường hô hấp giống như formaldehyde và 4 oxopentanal. Ảnh hưởng sức khỏe của các tác nhân “gây bệnh” này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

19. Không ai muốn ăn tóc của chính mình, nhưng con người vẫn mắc phải căn bệnh hiếm gặp có tên Trichhophagia, nghĩa là bệnh nghiện ăn tóc, hậu quả tóc không tiêu hóa được, kết vào trong dạ dày thành bối. Bằng chứng, năm 2012 các bác sĩ ở Ấn Độ đã phẫu thuật lấy ra một búi tóc nặng tới 4 pound (1,8kg) trong dạ dày của một cô gái 19 tuổi mắc phải căn bệnh kỳ lạ nói trên.

20. Tuy là cuối cùng, nhưng chưa phải là những phát hiện “chót chét” về tóc, đó là hiện tượng hói đầu hay rụng tóc. Một khi bị hói đầu dễ làm người ta mắc bệnh cảm lạnh, nhất là khi phơi ra môi trường gió rét. Theo nghiên cứu mới nhất của chuyên gia sinh học Dartnell (Đại học London) – khi sống trong môi trường phi trọng lực, những người hói lợi thế hơn những người bình thường bởi tóc thường “dựng đứng” và tấn công lại con người.

Ngoài nhiệm vụ vốn có, lông tóc còn có chức năng làm đẹp cơ thể, trong đó có một số khám phá ít biết dưới đây vừa được tạp chí Discover (Khám phá) của Mỹ cập nhật.

Theo suckhoe4u

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *