Khi nói đến phong cách công nghiệp, người ta thường liên tưởng đến sự khô cứng. Tuy nhiên, vẻ đẹp của 2 căn hộ dưới đây chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ.
1. Căn hộ đầu tiên là sự kết hợp hoàn hảo giữa chức năng và việc bài trí – tức là mọi đồ dùng đều có mục đích sử dụng, đồng thời vẫn đóng góp cho thẩm mỹ tổng thể. Kết quả thu được l0.à một phong cách nội thất được pha trộn giữa thiết kế truyền thống và phong cách công nghiệp, tạo nên một phong cách đậm cá tính trên diện tích mặt sàn giới hạn.
Do diện tích bị giới hạn, phòng khách của ngôi nhà chỉ có thể tạo nên sự nổi bật nhờ vào
chính kết cấu vật liệu. Ở ngôi nhà này, gạch thô và gỗ tạo cảm giá mộc mạc, ấm áp
hơn so với những ngôi nhà đô thị sử dụng nền xi măng.
Nằm trong bố cục tổng thể nội thất hẹp, sàn nhà có tông màu tiệp với cửa ra vào hơn là với những
bức tường. Cách phối hợp này tạo nên những mảng màu rất lạ mắt.
Chiếc ghế màu đỏ cam này được xem là biểu tượng của thiết kế nửa cuối thập kỷ.
Đây là tác phẩm được nhà thiết kế Arne Jacobsen hoàn thành vào năm 1958.
Những chiếc đèn treo lạ mắt lại là một nét hiện đại của phong cách thực
dụng cổ điển, tạo nên sự pha trộn hoàn hảo cho ngôi nhà.
Phòng khách đơn giản nhưng rất ấm áp, nhẹ nhàng.
Phòng ngủ vẫn được thiết kế tương tự như phòng khách cho phù hợp với tổng thể chung nhưng
các yếu tố mộc mạc được chú trọng hơn là các yếu tố hiện đại. Các đồ dùng kim loại và đồ
trang trí có thiết kế hình học càng làm tăng thêm nét công nghiệp cho không gian.
Gỗ phong hóa cùng các loại đồ dùng từ vải dệt may màu da khiến người ta liên tưởng tới phong
cách đồng quê.
Những chiếc đèn tường này được coi là điểm nhấn quan trọng của phong cách công nghiệp.
Nó có tên là JLD, được thiết kế bởi Jean-Louis Domecq.
Thiết kế này thực sự quá hoàn hảo đối với một ngôi nhà diện tích chỉ 35m2.
2. Căn hộ căn hộ đầu tiên sử dụng thiết kế công nghiệp nhưng mang nét đẹp mộc mạc thì căn hộ này lại được xem là sự kết hợp hoàn hảo của cả 4 phong cách: Hiện đại, hình học, mộc mạc và công nghiệp. Các nguyên liệu được kế hợp một cách tuyệt vời, vừa thô mộc giản đơn vừa toát lên vẻ sang trọng.
Phòng khách được định hình phong cách bởi gỗ tự nhiên, xi măng và các loại vải trung tính.
Chiếc đèn hình học rất ấn tượng nhưng lại không tạo cảm giác choán hết không gian.
Ngôi nhà có rất nhiều bố cục độc đáo dù diện tích chỉ 33m2. Chiếc tủ đồ này chính là
nơi để máy giặt và máy sấy, ngay bên cạnh là ngăn để lưu trữ quần áo.
Phòng bếp ẩn mình trong một góc nhỏ với các chất liệu màu tối.
Các dây thép nhỏ trải rộng trong những bức tường, làm nơi treo khăn tay và ghế.
Những viên gạch hình học tạo chiều sâu cho bức tường bếp.
Trong bếp vốn có rất nhiều khu vực lưu trữ nhưng vẫn có thêm một vài chiếc tủ đồ ở bên ngoài.
Tường gỗ với những đường vân lượn sóng, bảng đầu giường bằng da… tạo nên vẻ đẹp tinh tế
cho căn phòng.
Mảng tường đối diện giường ngủ ít gây nhiễu thị giác giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Theo Afamily