Tọa lạc ở Aurangabad (Maharashtra, Ấn Độ), ngôi đền cổ mang tên Kailasa là công trình thứ 16 thuộc quần thể 34 tu viện, đền thờ ở hang động Ellora. Đây cũng là kiến trúc nguyên khối lớn nhất thế giới ẩn mình trong lòng đất.
Được chạm khắc thủ công bằng đục và búa, đền cổ Kailasa tạc từ một khối đá duy nhất ở Ấn Độ. (Ảnh: EvoNews) |
Ngôi đền cổ mang đậm phong cách kiến trúc Dravidian với chóp vuông cùng nhiều chi tiết được chạm khắc tỉ mẩn. (Ảnh: BoredPanda) |
Sân đền có diện tích 82x46m với khu thờ thần Shiva ở trung tâm. (Ảnh: BoredPanda) |
Theo các nghiên cứu, nhà vua Krishna I (triều đại Rashtrakuta) đã cho xây dựng ngôi đền cổ này từ thế kỷ VIII. (Ảnh: 123rf) |
Đền thờ Shiva, vị thần tối cao biểu trưng cho sự tái tạo và hủy diệt. (Ảnh: HotelKailas) |
Thời điểm xây dựng và khoảng thời gian hoàn thành ngôi đền cổ này còn nhiều tranh cãi. Có người cho rằng thời gian xây dựng là 18 năm, ý kiến khác lại quả quyết phải qua nhiều đời vua công trình mới hoàn thiện. (Ảnh: BoredPanda) |
Theo các nhà khoa học, đền cổ Kailasa được làm thủ công từ búa, đục cùng những vật dụng sắc nhọn. (Ảnh: BoredPanda) |
Bằng cách đào dọc từ trên xuống, thợ thi công đã loại bỏ 200 ngàn tấn đá để tạo nên kiệt tác này. (Ảnh: Pinterest) |
Giới khảo cổ học cho rằng, thời gian để hoàn thiện công trình này vào khoảng 20 năm. (Ảnh: Twitter) |
Theo giả thuyết trên thì công nhân phải làm việc liên tục 12 giờ/ngày, xử lý 5 tấn đá/giờ. Trong khi đó, công nghệ hiện đại cũng chưa làm được điều này. (Ảnh: Shodenno) |
Tại Ấn Độ, đền cổ Kailasa là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. (Ảnh: Clipgoo) |
Bảng khắc sử thi Ramayana trong Kailasa. Có khoảng 32 triệu chi tiết chạm khắc tiếng Phạn vẫn chưa dịch được. (Ảnh: BoredPanda) |
Theo Vnexpress